25/09/2023

Tổng Hợp Tin Tức | Tin Mới 24h

Tin Công Nghệ | Đời Sống | Xã Hội

Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu kẽm và bổ sung thế nào cho đúng?

Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu kẽm và bổ sung thế nào cho đúng?

Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của em bé sau sinh. Với trẻ sinh sinh, kẽm sẽ giúp bé đảm bảo dưỡng chất, ăn ngon, ngủ tốt mỗi ngày. Không chỉ vậy, bổ sung kẽm vào thực đơn mỗi ngày là cách để thúc đẩy sự phát triển của các cơ xương. Đặc biệt, kẽm còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển trí não của bé. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng? Cần bao nhiêu hàm lượng kẽm trong thực phẩm cho bé trong giai đoạn đầu đời? Dưới đây là những thông tin cơ bản giúp cha mẹ cung cấp cho con lượng kẽm hiệu quả nhất.

Tại sao trẻ sơ sinh cần bổ sung kẽm?

Kẽm được biết đến là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Trong cơ thể, kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên các enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp protein.

Quá trình tổng hợp protein hiệu quả giúp trẻ phát triển dễ dàng về chiều cao, cơ bắp, hệ miễn dịch,… Hệ miễn dịch hoạt động tốt đồng nghĩa với việc bé sẽ tránh được các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn, nấm, xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, sẽ giảm tình trạng đau ốm vặt, tăng cảm nhận của các giác quan như vị giác, khứu giác,… giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Kẽm được biết đến là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho trẻ sơ sinh

Bổ sung kẽm đầy đủ là tăng khả năng tổng hợp protein. Do đó đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương hoặc những vùng da bị tổn thương.

Tuy nhiên, không chỉ riêng những chất dinh dưỡng khác, việc bổ sung kẽm cũng là một con dao hai lưỡi. Nếu quá thừa hoặc thiếu kẽm trong cơ thể, trẻ dễ có cảm giác đau bụng, buồn nôn. Cùng với đó là tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí có thể dẫn đến tăng trưởng chậm,…

Vậy làm thế nào để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đầy đủ nhất? Bổ sung với liều lượng bao nhiêu và bổ sung bằng con đường nào?

Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu kẽm một ngày?

Ở mỗi giai đoạn phát triển và mỗi độ tuổi khác nhau trẻ cũng có nhu cầu kẽm khác nhau.

Các mẹ có thể tham khảo liều lượng dưới đây do tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) quy định:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày.
  • Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 3mg/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày.
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Đối với bé trai cần 11mg/ngày, bé gái cần 9mg/ngày là đủ.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu kẽm

Khi trẻ thiếu kẽm sẽ có các biểu hiện phản ánh như biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân. Ngoài ra bé dễ rối loạn giấc ngủ. Khi ngủ trẻ trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít.. Bên cạnh đó là dấu hiệu trẻ chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ. Việc thiếu kẽm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp…; Trẻ gặp phải tình trạng tổn thương da, niêm mạc. Cùng với đó là chậm lành vết thương, các vết bỏng, loét, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông…

Các dấu hiệu lâm sàng trên, bạn nên cho bé đi kiểm tra xét nghiêm hàm lượng kẽm trong máu. Khi thực hiện các xét nghiệm kẽm huyết thanh, chỉ số xét nghiệm này sẽ được các bác sĩ cho biết trẻ có đang trong tình trạng thiếu kẽm hay không.

Cách bổ sung kẽm phù hợp cho các bé

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh nhanh và tốt nhất là từ nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ ở giai đoạn đầu này, chứa một nguồn kẽm khổng lồ. Cùng với đó nó còn chứa nhiều kháng thể và các chất dinh dưỡng khác.

Chính vì vậy, trong suốt giai đoạn này, hạn chế cho trẻ bú sữa ngoài. Hãy tận dụng nguồn sữa mẹ vốn có để giúp bé phát triển tốt hơn. Do đó, việc bổ sung đầy đủ kẽm cũng như chất dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng.

Thực phẩm giàu kẽm

Một số lưu ý mà các mẹ mang thai nên biết để bổ sung vào khẩu phần ăn của mình hàng ngày như:

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, thịt, trứng, cá,…
  • Nhóm thức ăn giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi,… Nhóm này có tác dụng tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể và ngược lại. Kẽm cũng có khả năng tác dụng giúp cơ thể hấp thu các vitamin C một cách dễ dàng hơn.
  • Bổ sung thêm các loại hạt, loại đậu, nhất là đậu nành,…

Nếu các mẹ muốn bổ sung đồng thời kẽm và sắt. Hãy uống sắt sau 2 tiếng uống kẽm. Bởi sắt có khả năng ngăn cản cơ thể hấp thu kẽm.

Đặc biệt lưu ý nên bổ sung kẽm ở một mức độ vừa phải, tránh lạm dụng gây dư thừa kẽm trong cơ thể.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Giai đoạn này trẻ bắt đầu có những cảm nhận và nhận thức về thức ăn. Do đó, chúng ta cần phải thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày để tránh gây cảm giác nhàm chán, nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trẻ bị suy dinh dưỡng

Đối với các bé thuộc nhóm này, mẹ nên chế miếng món ăn theo nhiều loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: từ cá, tôm đồng, lươn, cua, hàu, thịt hoặc từ các loại đậu (đậu nành), các loại hạt, rau xanh (bông cải xanh, cải bó xanh, thậm chí là tỏi),…

Đối với trẻ biếng ăn

Việc ép chúng ăn theo ý của mình là điều vô cùng khó khăn. Do đó, để giúp bé ăn ngon miệng hơn, nhưng vẫn bổ sung đầy đủ kẽm và chất dinh dưỡng cho cơ thể, mẹ cần đáp ứng theo ý muốn của trẻ.

Đối với các bé thuộc nhóm này, mẹ nên chế miếng món ăn theo nhiều loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau

Một số loại thực phẩm giàu kẽm mà hầu hết các trẻ đều thích như: Socola đen, bơ sữa, sữa chua, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,… Với những loại thực phẩm này, kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bổ sung kẽm cho bé bằng thực phẩm nào?

Bên cạnh việc bổ sung kẽm qua các khẩu phần ăn uống hàng ngày, các mẹ còn có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua các thực phẩm bổ sung. Khi bổ sung kẽm thông qua loại này, mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn 30 phút. Cho uống trong vòng từ 2 – 3 tháng sau đó ngưng. Đừng quên bổ sung kẽm cho bé những loại vitamin A, B6, C để tăng hấp thu kẽm các mẹ nhé!

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích các mẹ bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua các loại thực phẩm tươi xanh hàng ngày. Bằng cách này kẽm sẽ được hấp thu nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Hầu như ngày nay, các ông bố bà mẹ chỉ nghĩ rằng chỉ cần bổ sung đầy đủ lượng canxi là trẻ đã có thể phát triển chiều cao, tăng độ chắc khỏe khung xương,… Tuy nhiên, quan niệm này chưa hoàn toàn đúng và đủ. Bên cạnh việc bổ sung canxi, cha mẹ cần chú trọng đến việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đầy đủ. Có như vậy, cơ thể bé mới đủ chất dinh dưỡng, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ phát triển toàn diện cả về thể trọng lẫn sức khỏe.