Tê giác Emma hiện đang sống trong công viên nổi tiếng của xứ Đài Loan. Đó là Leofoo Safari. Thời gian trước, quản lí của công viên đã dự định cho tê giác Emma đi “sinh sản”. Nghĩa là đưa nó đến sống chung với một con tê giác đực. Kế hoạch được đề ra từ đầu tháng Ba. Nhưng do đại dịch kinh khủng viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) nên kế hoạch đã bị gián đoạn đôi chút. Mãi đến nay, chú tê giác cái tên Emma kia mới được “xuất ngoại” sang Nhật Bản. Nơi mà người bạn tình của nó đang đợi.
Lên kế hoạch từ tháng 3
Công viên giải trí Leofoo Village hiện đang là trung tâm nhân giống tê giác lớn nhất châu Á. Tập đoàn du lịch Leofoo đã hợp tác với Tập đoàn đường sắt Tobu của Nhật Bản, đưa tê giác trắng Emma của Công viên giải trí Leofoo Village sang Nhật vào tháng 4 để phối giống. Ngày 2/3, nhân viên chăm sóc đã cho Emma tắm bùn, nó thích thú nhấc chân tận hưởng cảm giác khoan khoái.
Leofoo Development và Tobu Railway Co. đã ký một thỏa thuận tại Đài Bắc vào ngày 22 tháng 9 năm ngoái để giúp sở thú Nhật Bản sinh sản tê giác trắng, trong đó tê giác trắng phương nam là một trong hai phân loài.
Kể từ khi công viên đưa tám con tê giác như vậy từ châu Phi vào năm 1979, số lượng của chúng đã tăng lên 23 con.
Sean Wu, người đứng đầu bộ phận quản lý động vật của vườn thú, nói với các phóng viên rằng Emma được chọn vì tuổi còn nhỏ và kích thước nhỏ nên việc vận chuyển dễ dàng hơn. Emma dài khoảng 2,5 mét và nặng 682 kg. Con tê giác lớn nhất tại công viên nặng khoảng 2.100 kg. Wu cho biết mỗi con tê giác có một tính cách riêng biệt và miêu tả Emma là người nhút nhát và ôn hòa.
Tê giác Emma được “xuất ngoại”
Tê giác Emma, 5 tuổi, đến từ công viên Leofoo Safari của đảo Đài Loan. Nó vốn được lên kế hoạch chuyển tới sở thú Saitama Tobu; ở ngoại ô Tokyo, Nhật Bản, để tìm bạn đời từ tháng ba. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Nó đã khiến quá trình tìm bạn tình của Emma thêm khó khăn.
“Sau vài đợt trì hoãn vì Covid-19, Emma, một con tê giác trắng phương nam, đã tới sở thú của chúng tôi vào tối 8/6”. Đại diện sở thú Saitama Tobu ra tuyên bố hôm 9/6 vừa qua.
Nhân viên sở thú cho biết tê giác cái Emma được tuyển chọn từ đàn tê giác 23 con. Vì tính tình nhu mì và có vóc dáng mảnh mai so với đồng loại. “Tính cách của nó rất dễ chịu và thân hình nhỏ nhắn khiến nó dễ dàng vận chuyển hơn”. bác sĩ thú y kiêm quản lý động vật công viên Đài Loan, chia sẻ hồi đầu năm. “Emma hiếm khi đánh nhau với những con tê giác khác hay giành giật đồ ăn của người ta”. Nhân viên sở thú nhận xét.
Sẽ ra mắt công chúng ở Nhật trong vài tuần tới
Emma dự kiến ra mắt công chúng Nhật Bản trong vài tuần tới. Song nó còn một công việc quan trọng hơn là làm quen với bạn tình tên Moran, 19 tuổi. Chương trình nhân giống trong các vườn thú đang đóng vai trò quan trọng. Nhất là với việc bảo tồn và sản sinh đàn tê giác trắng phương nam.
Theo nhóm bảo tồn Save the Rhino, loài này hiện có khoảng 19.000 con, được tìm thấy trong tự nhiên trên khắp miền nam châu Phi. Tê giác trắng gần như biến mất vào thế kỷ trước nhưng dần xuất hiện lại nhờ những nỗ lực bảo tồn.
Xem thêm tin tức thú vị về thế giới quanh ta tại đây.
More Stories
Sườn xào chua ngọt – món ngon bất bại nhiều bạn nhỏ mê tít
Chè vải đậu xanh giải nhiệt mùa hè thanh mát cả ngày oi bức
Bò bít tết xốt tiêu xanh đậm đà cay cay làm sao có thể chối từ