Như các bạn đã biết, ở Việt Nam cà chua rất được ưa chuộng. Chính vì vậy mà nó được kết hợp với rất nhiều thực phẩm để tạo thành các món ăn mới nhưng hương vị thì không thể nào chê nổi. Cà chua thường được dùng để làm những món ăn đậm chất Việt Nam như bò xốt cà chua, cá nục chiên xốt cà chua, thậm chí là trứng cũng có rán với cà chua để tạo thành món ăn dành cho bữa cơm của mỗi gia đình. Bên cạnh những lợi ích, cà chua cũng có những nhược điểm khi kết hợp với các thực phẩm. Muốn biết nhược điểm đó là gì, bạn hãy đọc bài viết này để có thêm kiếm thức cho những bữa cơm nhé.
Cà chua được dùng phổ biến ở Việt Nam
Với người Việt Nam chúng ta thì cà chua là 1 thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình. Cà chua được biết tới như một siêu thực phẩm. Cung cấp nhiều vitamin tự nhiên như vitamin C, vitamin A đặc biệt là lycopen. Cà chua không những dễ ăn, dễ chế biến. Mà còn được kết hợp trong nhiều loại món ăn khác nhau để món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt ngon miệng hơn.
Mùa cà chua chín thường rơi vào khoảng tháng 5, tháng 6. Khi đó cà chua chín rộ, trở thành loại nông sản giá rẻ. Bên cạnh đó, các gia đình có thể dễ dàng tự trồng cà chua để ăn quả sạch. Nhiều giống cho thu hoạch quanh năm nên cà chua là loại quả rất quen thuộc với chúng ta.
Hẳn nhiều người đã từng được khuyên mỗi ngày nên ăn ít nhất 1 quả cà chua để ngăn ngừa các căn bệnh về ung thư. Tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều cà chua là tốt và ăn ra sao cũng được. Vì có những thực phẩm mà chúng ta cần tuyệt đối không nên ăn hay nấu cùng cà chua. Vì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng từ cà chua
Hàm lượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cà chua là 95% nước, 5% còn lại chủ yếu bao gồm carbohydrate và chất xơ. Trong 100 gam cà chua sống bao gồm thành phần dinh dưỡng sau: 18 kcal, 0,9 gam đạm, 3,9 gam carb, 2,6 gam đường, 1,2 gam chất xơ, 0,2 gam chất béo…
- Carb trong cà chua bao gồm: Đường đơn, chẳng hạn như glucose và fructose, chiếm gần 70% hàm lượng carb.
- Chất xơ: Cung cấp khoảng 1.5 gam trong mỗi quả cà chua cỡ trung bình. 87% các chất xơ trong cà chua là chất xơ không hòa tan. Ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.
- Vitamin và khoáng chất: cà chua là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất: Vitamin C, thành phần dinh dưỡng thiết yếu đồng thời có vai trò như chất chống oxy hóa. Sử dụng một quả cà chua cỡ trung bình có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 28% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI). Kali, khoáng chất thiết yếu, kali có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim. Vitamin K1 hay phylloquinone, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương.
Folate (vitamin B9) một trong những vitamin B. Folate rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của mô và chức năng tế bào. Đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Những thực phẩm không nên kết hợp với cà chua
Dưa chuột kết hợp với cà chua sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng
Cà chua thường được chế biến làm salad. Do đó việc kết hợp với dưa chuột là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cà chua giàu vitamin C, còn dưa chuột chứa một loại enzym làm phá hủy vitamin C là enzym catabolic. Do vậy, việc kết hợp 2 thực phẩm này cùng lúc thì sẽ không tốt vì vitamin C trong cà chua. Sẽ bị phá hủy làm giảm giá trị dinh dưỡng của cà chua.
Không nên ăn cà rốt với cà chua
Thói quen của một số gia đình là nấu cà rốt. Khoai tây và cà chua chung thành một món canh. Cà rốt bổ dưỡng, tuy nhiên, giống như dưa chuột cà rốt có chứa 1 enzym phá hủy vitamin C. Mặc dù không sản sinh chất độc hại nhưng khi kết hợp sẽ khiến cho thành phần enzym trong cà rốt phân giải vitamin C có trong cà chua. Làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau. Khiến món ăn kém dinh dưỡng và mất chất.
Khoai lang ăn với cà chua sẽ hình thành sỏi
Cà chua và khoai lang là những loại rau củ phổ biến. Nhưng nếu kết hợp khoai lang và cà chua chung sẽ khiến trong dạ dày hình thành chất khó tiêu như hình thành sỏi, gây rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, các bà nội trợ chớ kết hợp hai loại thực phẩm này.
Ăn khoai tây với cà chua sẽ gây chứng khó tiêu
Khoai tây sản xuất một lượng lớn acid clohydric trong đường tiêu hóa của cơ thể. Cà chua thì tạo ra 1 chất kết tủa không tan trong môi trường acid mạnh do đó nếu kết hợp cà chua với khoai tây có thể gây ra chứng khó tiêu.
Giảm giá trị sinh dưỡng nếu kết hợp với gan heo
Trong gan lợn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm, có thể oxy hóa vitamin C trong cà chua thành acid dehydroascorbic. Và làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của cả hai khi dùng chung.
Cua ăn với cà chua sẽ tạo ra chất độc hại
Cua là loại hải sản giàu nguyên tố vi lượng, protein, axit amin. Và các chất dinh dưỡng khác thiết yếu cho cơ thể. Vì nó là hải sản, nếu ăn cùng với cà chua chứa vitamin C. Chúng sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo thành các chất độc hại, đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, không nên mạo hiểm ăn cua chung với cà chua.
Không ăn cà chua trong những trường hợp này
Khi đói
Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axít. Ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, với những trường hợp giảm béo với cà chua. Cần phải cân nhắc kĩ lưỡng.
Không nấu chín để lâu
Cà chua nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài thì dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Khi sử dụng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
Không nên ăn nhiều hạt cà chua: Hạt cà chua không hề được tiêu hóa khi hấp thu vào dạ dày của chúng ta. Nếu chúng ta ăn quá nhiều trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột. Hạt cà chua có thể lọt vào ruột thừa, dễ gây viêm ruột thừa.
Cà chua xanh
vì nó có chứa độc Solanine khi ăn nhiều sẽ dẫn tới ngộ độc nghiêm trọng, chóng mặt, buồn nôn, khó chịu toàn thân, mệt mỏi thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Cà chua ăn kèm rượu, bia
Sử dụng cà chua các loại đồ nhắm với đồ uống có nhiệt lượng cao như: rượu, bia, đồ uống có cồn thì axít tannuic có trong cà chua sẽ gây ra phản ứng hình thành chất khó tiêu trong dạ dày khiến rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, có thể gây tắc nghẽn đường ruột.
More Stories
Bơi lội là môn thể thao được nhiều người yêu thích
Cầu lông – bộ môn thể thao tốt cho sức khỏe
Tennis và các bài tập vận động về chân