25/09/2023

Tổng Hợp Tin Tức | Tin Mới 24h

Tin Công Nghệ | Đời Sống | Xã Hội

Một vài bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ cây nhót

Một vài bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ cây nhót

Nhót với tên gọi khác là hồ đồi tử, cây lót (Trung Bộ), co lót (dân tộc Thái). Đây là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Quả nhót được sử dụng cho việc ăn tươi là chính. Ngoài ra, nó còn được dùng để nấu canh chua.

Nhót là một loại cây mà thành phần chứa nhiều dinh dưỡng. Không phải ai cũng biết rằng, các bộ phận của cây nhót đều có thể dùng chữa bệnh. Theo Đông y, nhót có vị chua, chát và tính bình. Từ lâu trong dân gian có nhiều bài thuốc hay lưu truyền để chữa bệnh hiệu quả từ cây nhót. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc từ cây nhót qua bài viết dưới đây.

Công dụng của cây nhót

Cây nhót (Elaegagnus latifolia L.) thuộc họ nhót (Elaeagnaceae). Tên khác là hồ đồi tử, người Tày gọi là lót, bất xá.

Ngoài tác dụng dùng quả để ăn, toàn bộ các bộ phận của cây nhót đều có thể sử dụng làm thuốc. Nhiều bộ phận của cây nhót được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian như lá (chủ yếu), quả, rễ, cả cây tầm gửi sống ký sinh trên cây. Theo đông y: Quả nhót có vị chua chát, tính bình. Có tác dụng thu liễm chỉ huyết (chống chảy máu), chỉ khái bình suyễn. Dùng chữa rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét…

– Rễ cây nhót thường đào vào tháng 9 – 10. Lấy phơi khô dùng dần, có vị chua, tính bình. Có tác dụng chống ho, cầm máu, trừ phong, lợi thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu. Dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, hoàng đản tả lị, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau.

– Lá nhót có vị chua. tính bình. Dùng chữa các chứng ho, hen, ho ra máu, khó thở, ung nhọt. Đặc biệt theo sách ” Bản thảo cương mục” của nhà dược học lý Thời Trần: Dùng lá nhót chữa hen suyễn. Ngay cả đối với người bệnh nặng cũng có kết quả tốt. Sách đề cập tới trường hợp một người mắc bệnh đã 30 năm, uống lá nhót bỗng nhiên khỏi bệnh.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ nhót

Bài thuốc trị ho

Bài thuốc trị ho

Nguyên liệu: 10 quả nhót xanh, trần bì 10g, quất 10 quả. Sau đó cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Trị chảy máu cam

Bài thuốc như sau: Rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ.

Bài thuốc chữa hen suyễn

Lấy lá nhót sao vàng tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần sáng, tối, hòa với nước cơm nóng để uống. 15 ngày là một đợt, có thể phải uống nhiều đợt.

Trị tiêu chảy, tả lỵ

Bài thuốc như sau: Lấy 5-7 quả nhót sắc uống, hoặc dùng 40g rễ cây nhót sắc cùng 20g rễ cây mơ. Công dụng tương tự.

Trị khạc nhổ ra máu

Nhót là một vị thuốc trong bài thuốc trị khạc nhổ ra máu như sau: Lá nhót khô 30g sắc uống cùng 5 lá bồng bồng, bài này cũng chữa hen suyễn.

Chữa đau họng, thổ huyết (ói ra máu)

Sử dụng rễ cây nhót 30g sắc uống.

Chữa phong thấp, đau nhức khớp

Bài thuốc chữa phong thấp, đau nhức khớp: Rễ cây nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò lợn 50g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm một chén con 20-25ml.

‎‎Khi bị phát cơn suyễn do nhiễm lạnh

Khi bị phát cơn suyễn do nhiễm lạnh, ùng bài thuốc sau: Dùng khoảng 30g rễ cây nhót sao đen, 15g đường đỏ. Sắc nước uống sau bữa ăn. ‎‎

Khi bị mụn nhọt sau lưng, các vết thương chảy máu

Dùng lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị thương.

‎‎Bị ong đốt, rắn cắn

Chữa ong đốt, rắn cắn với bài thuốc từ lá nhót

Dùng lá nhót tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và pha thêm một ít rượu. Sau đó lấy phần bã đắp vào chỗ bị thương.

Đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều

Chữa đại tiện ra máu hay kinh nguyệt quá nhiều: Sắc 30-60 g rễ cây nhót, uống sau bữa ăn. ‎‎

Phong thấp, đau nhức

Dùng 120 g rễ cây nhót, 60 g hoàng tửu, 500 g chân giò, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm. Bệnh nhân ăn thịt và uống nước thuốc. Khi bị vàng da, dùng 15-18 g rễ cây nhót để sắc nước uống.

Sản hậu bị phù thũng (sưng nề, ứ dịch)

Dùng 12 g rễ cây nhót và ích mẫu thảo để sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ vào uống. ‎‎Với bệnh eczema (chàm), sắc rễ cây với nước, sau đó rửa chỗ bị bệnh.‎‎

Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính

Bài thuốc như sau: Dùng 20-30 g lá nhót tươi hoặc 6-12 g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400 ml nước. Đến khi còn 100ml thì ngưng. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, uống trước các bữa ăn 1,5 giờ và kéo dài 1-2 tuần đến khi hết các triệu chứng.

Lưu ý:

Phụ nữ có thai không sử dụng lá và rễ nhót. Trẻ em cũng nên hạn chế ăn nhót. Quả có tính axit cao có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Bệnh nhân đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn nhiều nhót.