25/09/2023

Tổng Hợp Tin Tức | Tin Mới 24h

Tin Công Nghệ | Đời Sống | Xã Hội

Một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây mạch môn

Một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây mạch môn

Mạch môn còn có một số tên gọi khác như: lan tiên, cỏ lan, tóc tiên, mạch đông, mạch môn đông có nguồn gốc từ Nhật Bản… Loại thực vật này được biết đến là một loại thảo dược, thuốc nam quý hiếm, sống lâu năm. Ở Việt Nam, Cây này thường mọc hoang và được trồng làm thuốc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nam, Bắc Giang.

Tính chất củ mạch môn là vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Mạch môn thuộc loại cây thân thảo, trong đó củ mạch môn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe hơn thế còn có công dụng trị bệnh. Củ mạch môn được ứng dụng làm vị thuốc trong một số bài thuốc chữa táo bón, ho ra máu, ho lâu ngày, ho lao, ho có đờm,… Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số bài thuốc từ cây mạch môn.

Một số thông tin cơ bản về cây mạch môn

Mạch Môn là một loài thảo dược quý hiếm được các bậc lương y từ xa xưa tận dụng để đưa vào các bài thuốc chữa bệnh. Ngoài tên gọi Mạch Môn, dược liệu này còn được biết đến với những cái tên dân dã như: Lan Tiên, Tóc Tiên, Cỏ Lan hay Mạch Môn Đông. Bạn có thể “nhận diện” loại dược liệu này qua những đặc điểm sau đây:

– Phần thân thảo của cây Mạch Môn phát triển trưởng thành với chiều cao từ 10 đến 40cm. Cây mọc rất xanh tốt và sống được lâu năm.

– Lá cây Mạch Môn có màu xanh đậm, dài và thẳng. Bề ngang lá hẹp và nối liền với gốc cây bằng một cuống lá có bẹ. Lá cây dài từ 20 đến 40cm và tập trung lại ở gốc cây. Phần mép lá thường có răng cưa.

Rễ mạch môn phát triển ở dạng rễ chùm

– Rễ Mạch Môn phát triển ở dạng rễ chùm.

– Hoa Mạch Môn mọc thành từng cành tương tự như loài hoa lan. Điểm đặc biệt là hoa biến đổi màu sắc từ trắng sang tím nhạt sau một thời gian cây ra hoa.

– Quả Mạch Môn màu xanh lam rất bắt mắt. Đường kính của quả dao động từ 5 đến 6mm. Mỗi quả có khoảng 1,2 hạt

– Củ Mạch Môn: Phần rễ chùm của thảo dược phát triển thành củ dẹt về phía hai đầu và mập mạp phần thân. Củ Mạch Môn được bao bọc bởi lớp vỏ có màu trắng ngà.

Các bài thuốc với mạch môn

Chữa chứng ho, ho lâu ngày, khó thở: 16g củ mạch môn, 4g cam thảo, 4g gạo nếp sao vàng, 4g đảng sâm, 8g bán hạ, 4g đại táo. Sắc các dược liệu trên với 600ml nước. Sắc thuốc cô đọng còn 200ml nước. Mỗi thang thuốc chia ra làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa răng chảy máu: Sắc mạch môn với nước. Uống thuốc trị răng chảy máu.

Trị suy tim, ra mồ hôi nhiều, huyết áp hạ, mạch nhanh: 16g mạch môn, 8g nhân sâm. 6g ngũ vị từ. Sắc các nguyên liệu trên, uống thuốc để chữa các chứng về hạ huyết áp, mạch nhanh, ra mồ hôi nhiều,…

Bài thuốc chữa bệnh ho khan, ho có đờm, đau họng: 5g mạch môn, 12g tang diệp, 4g mè đen, 4g tỳ bà diệp, 3g hạnh nhân, 3g a giao, 4g cam thảo. Sắc các nguyên liệu để uống.

Cây mạch môn có tác dụng chữa bệnh

Thanh nhiệt giải độc: Củ mạch môn sao khô, loại bỏ phần lõi. Sau đó hãm uống nước như nước giải khát hàng ngày.

Trị táo bón: Dùng 12g mạch môn, 12g sinh địa, 8g huyền sâm sắc với 400ml nước, lấy 200ml. Chia 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn từ 20-30 phút.

Trị tắc tia sữa: Mạch môn đông bỏ lõi, tán nhỏ. Mỗi lần uống 10-12g. Lấy sừng tê giác mài với rượu uống độ 4g. Uống độ 2-3 lần.

Hạ sốt: Dùng 12g mạch môn, 4g phụ tử chế, 32g ngũ vị tử, 32g thục địa, 12g nhân sâm. Mỗi ngày sắc uống 1 thang chia làm 3 lần trước khi ăn nửa tiếng. Cơn sốt sẽ nhanh chóng dịu đi.

Lưu ý

Người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn không được dùng mạch môn.

Bệnh nhân bị nhiệt phế và vị không nên dùng mạch môn.

Tùy vào cơ địa của mỗi người, các bài thuốc mạch môn có thể không phát huy hiệu quả, có một số tác dụng phụ,… Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, bệnh nhân cần tạm ngưng sử dụng thuốc và khai báo ngay với bác sĩ.