Kinh tế thuỷ hải sản là một trong số ngành kinh tế chủ lực của rất nhiều quốc gia. Đó cũng là một món quà cực kỳ lớn mà thiên nhiên đã mang đến cho con người. Chúng ta khai thác, sử dụng, biến các món quà này thành thành quả kinh tế. Sau đó dùng làm phương tiện cho cuộc sống hàng ngày của mình. Nhưng, có một câu nói có vẻ rất đúng: “Điều gì càng miễn phí thì càng có nhiều điều kiện.” Với kinh tế biển, nếu ta không phục hồi mà cứ mãi canh tác, đến lúc nào đó nguồn lợi sẽ cạn dần. Để thực hiện điều này, một bang ở Mỹ đã tiến hành “phóng sinh” cá hồi.
“Phóng sinh” cá hồi nhằm mục đích tái sinh nguồn thuỷ sản
Bang California (Mỹ) vừa đưa ra một sáng kiến để duy trì đà tăng trưởng kinh tế của mình – thả gần 17 triệu con cá hồi xuống Vịnh San Francisco. Theo trang tin Insider, hàng triệu con cá hồi Chinook được nuôi trong các trang trại nhân giống sẽ được chở từ các vùng sông khô hạn đi đem thả trực tiếp vào các khu vực hạ lưu nhiều nước và lạnh hơn ở vùng Vịnh San Francisco.
Đây là một nỗ lực nhằm tối đa hóa tỷ lệ sống sót của các loài cá hồi ở California, trong bối cảnh tiểu bang này đang phải đối mặt với một số điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất.
Dự kiến đến cuối tháng này, khoảng 16,8 triệu con cá hồi mới lớn sẽ được chở bằng xe tải trên quãng đường hơn 48.000km từ các trại nhân giống đến các điểm thả trực tiếp xung quanh Vịnh San Francisco, và tại các thành phố San Pablo, Half Moon và Monterey.
Những chú cá sẽ không phải tự ngược dòng ra biển
Cơ quan Cá và Động vật hoang dã bang California (CDFW) tin rằng nhiều con cá hồi có thể sống sót và phát triển đến kích thước tối đa. Đồng thời tránh được những hành trình gian khổ mà chúng có thể phải trải qua nếu tự di chuyển. Cơ quan này cho biết, ít nhất từ 80 đến 160km đường di chuyển từ sông ra biển của các đàn cá hồi ở California sẽ trở nên ấm hơn và nông hơn so với thông thường.
“Trước mắt, sáng kiến trên sẽ mang lại cho chúng ta hy vọng. Và chúng tôi cũng rất vui vì họ có thể di chuyển những con cá này. Nhưng đó cũng là một minh chứng rất đáng buồn cho những gì đang xảy ra với các con sông tại tiểu bang của chúng ta”, John McManus. Ông là nhà môi trường học và Giám đốc điều hành Hiệp hội Cá hồi Golden Gate, cho biết với CBS.
Nuôi cá hồi là ngành nông nghiệp quan trọng
Việc nuôi cá hồi là một ngành đóng góp lớn vào sản lượng cá nuôi. Chiếm khoảng US$10 tỷ hàng năm. Các giống cá thường được nuôi khác gồm: tilapia, cá da trơn,;cá vược biển, cá chép và cá tráp. Ngành nuôi cá hồi phát triển tại Chile, Na Uy, Scotland, Canada và Đảo Faroe. Và là nguồn gốc hầu hết cá hồi được tiêu thụ tại châu Mỹ và châu Âu. Cá hồi Đại Tây Dương cũng được nuôi. Dù với số lượng rất nhỏ, tại Nga và đảo Tasmania, Australia.
Việt Nam hiện nay cũng là quốc gia nuôi cá hồi. Và có nhiều vấn đề được đặt ra chung quanh việc nuôi trồng loài cá này. Tính đến năm 2007, nuôi trồng thủy sản của cá hồi có giá trị 10,7 tỷ USD. Sản xuất nuôi trồng thủy sản cá hồi lớn hơn mười lần trong 25 năm 1982-2007. Nhà sản xuất hàng đầu của cá hồi nuôi là Na Uy với 33%, Chile với 31%, và các nhà sản xuất ở châu Âu khác với 19%.
Xem thêm tin tức thú vị về thế giới quanh ta tại đây.
More Stories
Sườn xào chua ngọt – món ngon bất bại nhiều bạn nhỏ mê tít
Chè vải đậu xanh giải nhiệt mùa hè thanh mát cả ngày oi bức
Bò bít tết xốt tiêu xanh đậm đà cay cay làm sao có thể chối từ