Câu chuyện về những đứa con, cháu đích tôn cho đến bây giờ vẫn luôn được nhắc đến ra rả. Dù rằng xã hội ngày một tân tiến hơn, nhưng khái niệm về cháu đích tôn vẫn luôn được xem trọng và giữ gìn cho đến bây giờ. Mình nghĩ là do quan niệm duy trì nòi giống, phụng thờ tổ tiên ông bà của các cụ ngày xưa là li do mà nó được tồn tại cho đến nay. Nhưng liệu rằng, nó còn quá quan trọng và cần thiết đến mức đó không, vẫn là một điều mà mình luôn tự vấn?
Thông qua câu chuyện về thằng cháu đích tôn được nuông chiều đến mức hư hỏng, ích kỷ, vô tâm chỉ nghĩ đến mình. Cẩm nang thị trường muốn đưa ra hình ảnh của các gia đình ngày nay, phản chiếu soi rọi lại cách giáo dục con em cho đúng cách. Mời các bạn cùng theo dõi.
Câu chuyện thằng cháu đích tôn
Các con cháu ở nhà khuất mắt trông coi còn đỡ. Hễ đích tôn sang nhà chơi với ông là phá bỏ mọi quy tắc mà bố mẹ nó đặt ra để rèn con. Thằng đích tôn mới ngoài 10 tuổi đã nặng gần 70kg. Bố mẹ nó bắt con giảm cân bằng cách phải chơi thể thao và ăn ít đi. Nhưng ông lại bảo, trẻ con to khỏe mới đẹp. Cháu càng béo ông càng mừng. Cháu đi chơi thể thao về kêu đau chân; ông liền hạ lệnh cho các con từ nay không được hành hạ thể xác cháu.
Vào bữa, ông ngồi đầu nồi, cho cháu ăn thích khẩu. Bố mẹ nó có lườm thì ông lườm lại; bảo nhà ông không thiếu cơm, thiếu gạo cho con cháu ăn. Ở nhà ông, không cháu nào phải chịu đói. Bố mẹ cháu không muốn trong nhà xảy ra xung đột, đành nhịn.
Tình huống chơi game
Thằng cháu đích tôn có sở thích chơi game trên internet. Bố mẹ nó cấm cản, nó liền gọi sang nhà ông nội cầu cứu. Ông lại bênh cháu, bảo rằng trẻ con phải thông minh mới chơi được game. Bố mẹ nó không cho con chơi trên máy tính. Ông bỏ tiền mua cho đích tôn cái điện thoại thông minh. Điện thoại của ông, ông đố ai tịch thu. Thế là đích tôn tha hồ chơi game trên điện thoại. Ông bảo chơi thế còn hơn là ra đường bêu nắng.
Kết thúc năm học, đích tôn được bố mẹ cho sang nhà ông để nghỉ hè. Ông phấn khởi tình nguyện phục vụ cháu vô điều kiện. Đến bữa ông nấu toàn món ngon hợp khẩu vị cho cháu đích tôn ăn. Ông còn bật điều hòa mát lịm cả ngày; trưa đến đích tôn một mình nằm giữa giường ngủ. Ông nội bị mất chỗ, phải dạt xuống đất nằm. Bố mẹ biết liền mắng con vô tâm; vô ý nhưng ông nội lại bảo thế mới là trẻ con. Đã là trẻ con thì phải vô tư, vô lo vô nghĩ. Đừng bắt cháu ông già trước tuổi.
Nuông chiều dẫn đến thói thờ ơ, vô tâm của cháu
Cho đến một hôm, nhà chỉ có hai ông cháu. Ông nội đang hì hụi ở bếp nấu cơm cho đích tôn ăn thì bị một cơn choáng, loạng choạng. Ông liền ú ới gọi cháu đích tôn ra dìu ông vào giường nằm nghỉ. Nhưng gọi mãi, gọi mãi đích tôn vẫn cắm mặt vào chiếc điện thoại chơi game. Ông phải lấy hết sức lực, chầm chậm bước về chỗ đích tôn; giật lấy cái điện thoại để cháu chú ý đến mình. Nào ngờ, bị cướp điện thoại, thằng cháu nặng 70kg vùng vằng. Xô một nhát làm ông mất đà, suýt ngã bật ngửa ra sàn. Rồi để mặc ông luống cuống, nó dậm chân; hét lên với ông rồi bỏ vào phòng đóng cửa lại.
Nó coi việc bị mất đi thú vui chơi game còn quan trọng hơn tính mạng, sức khỏe của ông nội. Nếu ông nội không đứng gần cái điện thoại, gọi ngay cho con trai về hỗ trợ ông uống thuốc kịp thời; chắc giờ này ông cũng chẳng còn.
Bài học rút ra
Mấy ngày ông mệt, thằng đích tôn chẳng hỏi thăm ông lấy một lời. Nó còn không chịu sang nhà ông. Vì bảo ông ốm thì làm gì có người nấu cơm ngon; và bật điều hòa cho nó nằm cả ngày. Điện thoại cũng bị ông tịch thu rồi nên ở nhà với ông càng chẳng có gì thú vị. Ông nội giận lắm, lúc này mới thấm thía câu trẻ không vin già gẫy cành. Chỉ vì ông quá cưng chiều mà cháu nội bỗng biến thành đứa trẻ khó uốn, ích kỷ. Chỉ biết hưởng thụ và quen người khác phải phục vụ mình.
Nhưng may, ông còn nhận ra kịp. Thằng đích tôn mới hơn 10 tuổi, ông tin, ông sẽ có đủ thời gian để dạy lại cháu.
More Stories
Mẹ chồng nàng dâu – những cuộc chiến không hồi kết
Hình ảnh người bố đảm đang của gia đình giữa đời thực
Học cách làm dâu cho các cô nàng sắp về nhà chồng