Julie Bushnell, một giáo viên sống tại Vương quốc Anh, đọc được thông tin trên trang web “giống BBC”, nội dung có đoạn: “Tesla đã mua 1,5 tỷ đô la Mỹ bằng Bitcoin và dự định cho đi 750 triệu đô la Mỹ”. Bài báo kêu gọi mọi người gửi bitcoin đến các địa chỉ ví có sẵn để “được ông Musk nhân đôi trở lại”. Bushnell tin vào điều này và đã gửi 9.000 bảng Anh (hơn 12.650 đô la) đến địa chỉ ví nói trên, nhưng không nhận lại được một xu nào. Lúc này, nữ giáo viên mới nhận ra mình bị lừa. Cô cho biết đây là số tiền dành dụm được để mua nhà.
Sự chủ quan
Bushnell thừa nhận đã không tìm hiểu kỹ nội dung trước khi gửi tiền cho kẻ xấu. “Tôi nghĩ Elon Musk là người lập dị nhưng hào phóng, sẵn sàng gửi tiền cho mọi người nên không nghi ngờ gì. Nhưng tôi vẫn cảm thấy sốc khi mất số tiền lớn”, Bushnell nói. “Tôi kể ra câu chuyện của chính mình để nâng cao nhận thức của mọi người về trò lừa đảo tiền số đang diễn ra. Để việc này không xảy ra với những người dễ bị tổn thương khác”.
BBC cho biết đang tìm cách xóa website giả mạo. Hãng thông tấn này cũng cảnh báo người dùng nên kiểm tra tính xác thực của các website. Không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hay tiền bạc trên Internet. Hiện tại, trang giả mạo BBC chứa thông tin Elon Musk tặng tiền đã bị xóa.
Lừa đảo Bitcoin ngày một nhiều
Các vụ lừa đảo Bitcoin đang xảy ra ngày một nhiều. Vào tháng 3, một người đàn ông đã mất số tiền tương đương gần 570.000 USD. Sau khi một nhóm lừa đảo giả làm nhân viên của Tesla tạo website tặng Bitcoin. Người đàn ông có tên Sebastian cho biết đã gửi hơn 10 Bitcoin cho những kẻ lừa đảo nhưng không nhận lại được gì. Khi đó, mỗi Bitcoin có giá hơn 50.000 USD.
Theo thống kê của Whale Alert, một dịch vụ theo dõi giao dịch tiền điện tử. Đã có hơn 100 triệu USD bị mất hoặc đánh cắp thông qua các vụ lừa đảo tặng Bitcoin trên mạng trong năm 2020. Năm nay, tổ chức này dự đoán con số trên có thể “tăng ít nhất ba lần”.
Khái niệm Bitcoin
Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, BitcoinSign.svg) là một loại tiền mã hóa. Được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet. Mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình. Không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó. Hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế. Được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính “đào” Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng, thông qua công nghệ blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi.
Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí. Đến tháng 2 năm 2021, lượng tiền cơ sở của Bitcoin được định giá hơn 805 tỷ đô la Mỹ – là loại tiền mã hóa có giá trị thị trường lớn nhất. Những biến động lớn trong giá trị của mỗi bitcoin đã tạo nên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là một loại tiền tệ.
More Stories
Rò rỉ nhiều thông tin về Samsung Galaxy Watch 4 và Active 4
Phiên bản Reno6 Pro 5G chuẩn bị ra mắt toàn cầu, gom lúa mua nào
Lộ sạch thông tin cấu hình OnePlus Nord N200 5G