Các trang web giả danh nhân viên sạc điện, tung tin giả về lịch cúp điện, giả danh công nhân viên chức tính tiền gần đây xuất hiện rất nhiều. Mới đây, Trung tâm Giám sát An ninh mạng Quốc gia (NCSC) đã xử lý và chặn 3 trang web giả danh EVN gồm: dienlucevn.com, lichcatdien.info và sotaydien.com. Các website này sử dụng tên miền gợi nhớ đến website của các công ty điện lực để đăng tải những thông tin không chính thống liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng.
Ngoài ra, cuối tháng 5, mạng xã hội lan truyền thông tin Hà Nội sẽ cúp điện luân phiên. Bản tin được cho là của Điện lực Hà Nội hoặc Điện lực Sơn Tây và thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ. Tuy nhiên, sau đó, Trung tâm xử lý tin giả thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam thông báo đó là tin giả.
Những cuộc gọi mạo danh
Một hình thức lừa đảo khác rộ lên trong tháng 5 là mạo danh nhân viên điện lực để lừa tiền. Kịch bản chung là dùng số điện thoại rác, đầu số nước ngoài; gọi điện cho người dùng tại Việt Nam. Với nội dung “bạn đang sử dụng điện cao bất thường, chúng tôi sẽ cắt điện trong thời gian tới”. Để giải quyết, kẻ gian đề nghị người dùng bấm số theo hướng dẫn.
Nếu làm theo yêu cầu, người dùng sẽ bị yêu cầu cung cấp tên và địa chỉ để kiểm tra. Sau đó, kẻ gian thông báo người này đang nợ tiền điện và dọa sẽ gửi hồ sơ sang Công an. Để giải quyết nhanh, họ phải chuyển tiền tới một số tài khoản lạ.
Thống kê của Tổng công ty Điện lực miền Trung. Trong 10 ngày của tháng 5, có 81 cuộc gọi của khách hàng đến tổng đài chăm sóc để phản ánh về tình trạng trên. Nhiều trường hợp tương tự cũng được ghi nhận tại công ty Điện lực Hà Nội.
Cảnh giác với các thông tin trên mạng xã hội
Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Tình trạng lừa đảo liên quan đến tiền điện nở rộ trong thời gian qua. Lợi dụng thời gian cao điểm nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Hình thức được kẻ gian sử dụng là mạo danh nhân viên điện lực. Hoặc tạo các website mạo danh công ty điện lực. Đăng tải tin giả về hoạt động của ngành.
NCSC cũng cho biết không chỉ ngành điện, việc lừa đảo mạo danh đã trở thành rủi ro chung trong thời đại kỹ thuật số. Trong tháng 5 vừa qua, đơn vị này đã ghi nhận 79.215 trang web giả mạo. Dù liên tục cảnh báo, số người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng vẫn tăng.
Xây dựng giải pháp “Tín nhiệm mạng”
NCSC đã kết hợp cùng Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Vnisa) và các các doanh nghiệp An toàn thông tin xây dựng giải pháp “Tín nhiệm mạng”. Giải pháp này đánh giá và cấp chứng nhận tín nhiệm cho các website, tổ chức, thiết bị, hệ thống. Giúp người dùng nhận biết về những nguồn đáng tin cậy. Ngăn ngừa các cuộc tấn công lừa đảo trên không gian mạng.
“Chẳng hạn, khi gặp cuộc gọi liên quan đến điện lực. Người dùng có thể truy cập Danh bạ tín nhiệm trên website tinnhiemmang.vn. Để biết số điện thoại đang liên hệ với mình có phải của EVN hay không”, NCSC khuyến nghị.
Ngoài ra, đơn vị này khuyến khích sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Để hạn chế bị lừa và giảm nguy cơ tiếp xúc trong mùa dịch. Khi nhận cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên điện lực. Người dùng không nên cung cấp thông tin cá nhân.
Một số trường hợp bị lừa đảo đóng tiền điện ở Gia Lai
Ngày 18-5, chị Hoàng Thị S. (xã Đăk Yă, H. Mang Yang, Gia Lai) có nhận được cuộc gọi từ số điện thoại di động lạ. Thông báo gia đình chị sử dụng điện sai mục đích. Đồng thời yêu cầu nộp 56 triệu đồng tiền điện truy thu. Nếu không sẽ chuyển cho công an xử lý theo quy định. Nhận phản ánh của người dân, điện lực Mang Yang kiểm tra thì thấy chị đã thanh toán tiền điện ngày 10-5 và hoàn toàn không có sai phạm gì.
Trước đó, anh Trần Văn L (xã Đak Djrăng, H.Mang Yang, Gia Lai) cũng phản ánh rằng có người xưng là của nhân viên điện lực gọi cho anh và yêu cầu anh thanh toán tiền điện. Người này qua điện thoại còn doạ, nếu không thanh toán trong ngày sẽ bị cắt điện. Để xác minh, anh Lượng gọi điện đến Điện lực Mang Yang, thì biết đó là cuộc gọi giả mạo.
Người dân cần làm gì?
Hiện tượng giả mạo nhân viên điện lực, ngân hàng, thanh tra, nhân viên y tế thậm chí giả mạo cả cán bộ tư pháp nhằm lừa đảo, thu thập thông tin cá nhân hiện nay ngày càng tinh vi. Cơ quan Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.
Đồng thời, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân… cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
More Stories
Rò rỉ nhiều thông tin về Samsung Galaxy Watch 4 và Active 4
Phiên bản Reno6 Pro 5G chuẩn bị ra mắt toàn cầu, gom lúa mua nào
Lộ sạch thông tin cấu hình OnePlus Nord N200 5G