Vào mùa hè, thời tiết oi bức như hiện nay những bệnh về gan và dạ dày là rất phổ biến. Nhất là hiện tượng nóng trong người. Nghe có vẻ không nguy hiểm thiế nhưng nó lại gây ra rất nhiều phiền toái như nổi mụn nhọt, phỏng ngứa và một số triệu chứng khác. Nóng trong người cũng sẽ gây ra mụn, thứ làm ta ghét nhất ở trên mặt. Có một số nghi vấn rằng ăn các loại quả chín sẽ gây ra hiện tượng nóng trong. Vẫn chưa có một lời giải thích nào thật sự thỏa đáng được đưa ra. Vậy nóng trong người có thực sự là do quả chín? Cùng đọc bài viết này để hiểu rõ sự việc nhé.
Nóng trong người là gì?
Nóng trong người là hiện tượng nóng ở toàn bộ hoặc một phần nào đó trong cơ thể. Khi bị nóng trong người bệnh luôn cảm thấy nhiệt độ cơ thể ở mức cao nhưng hoàn toàn bình thường ở bên ngoài. Nóng trong người có thể phụ thuộc vào nội tiết bên trong cơ thể như mang thai, có kinh nguyệt hoặc các yếu tố môi trường bên ngoài, chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Nóng trong là hiện tượng khi chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc cơ thể, giải độc giảm. Do đó các độc tố bị tích tụ trong gan, xâm nhập qua da và gây nên tình trạng mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa. Mẩn ngứa mụn nhọt kèm theo một số biểu hiện như vàng da, táo bón. Với tình trạng nhẹ chỉ xảy ra ngứa ngày, nổi mụn từng vùng da. Tuy nhiên nặng hơn có thể nổi thành mụn nước, ngứa dữ dội, có thể gây phù nề và nhiễm trùng da. Tình trạng này gây nóng rát trong lòng bàn tay, nóng trong người ngứa ngáy,…
Ăn quả chín có phải là nguyên nhân bị nóng?
Quả chín là nguồn cung cấp viatmin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, vì ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên quả chín giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất. Các loại quả chín rất đa dạng, nhiều chủng loại và mùi vị khác nhau, thay đổi theo mùa. Vậy các loại vị chua, loại vị ngọt, vi chát … và thực sự có loại quả nào ăn bị nóng hay không?
Một số người thường có quan niệm rằng các loại quả chín ngọt như: xoài, vải , nhãn, mít, dứa là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn. Hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì không có loại quả chín nào là nóng cả. Ngay cả như mít, dứa, xoài, vải, nhãn thường có vào mùa hè nóng nực nhưng ăn vào cũng không hề bị nóng. Chỉ có điều đối với những người thừa cân béo phì. Hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân. Người bị đái tháo đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này. Vì hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu.
Một số trường hợp nên hạn chế ăn các loại quả chín
Mặt khác một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt. Thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này. Vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Chính là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở
Như vậy không có loại quả chín nào là nóng, mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao. Nếu ăn quá nhiều thì cũng không tốt cho sức khỏe. Còn những người không thuộc diện phải ăn kiêng thì vẫn ăn bình thường. Mỗi ngày chúng ta nên ăn từ 400g – 500g quả chín, ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể, cung cấp đủ chất xơ giúp chống táo bón mà không cần phải dùng thuốc uống .
More Stories
Bơi lội là môn thể thao được nhiều người yêu thích
Cầu lông – bộ môn thể thao tốt cho sức khỏe
Tennis và các bài tập vận động về chân